Lí do khiến muỗi trở thành loài sinh vật nguy hiểm nhất trái đất
Thứ năm - 14/04/2016 05:57
Xuất hiện trên trái đất 170 triệu năm về trước, loài muỗi xứng đáng là một trong những quần thể sinh vật có khả năng sinh tồn siêu đẳng và không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố điều kiện ngoại cảnh tác động. Bạn không thể tưởng tượng được, loài kí sinh đáng ghét mà bạn có thể tiêu diệt chỉ bằng một cái đập tay kia lại là một trong những sinh vật nguy hiểm nhất tồn tại trên hành tinh chúng ta.
Mức độ nguy hiểm của muỗi không dừng lại ở việc đốt khiến cho vật chủ ngứa ngáy, khó chịu.Bạn có thể không tin nhưng, mỗi năm có tới hơn một triệu người là nạn nhân tử vong bởi các bệnh liên quan tới muỗi và những côn trùng họ muỗi. Ngoài ra, chúng còn là loài vector truyền nhiễm các loại bệnh cho hơn 1 tỉ người, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như gây lên các tổn thương tạm thời hay thương tật vĩnh viễn nên bộ não, gây ra các biến chứng suy nhược cơ thể, mù mắt và rất nhiều những ảnh hưởng nghiêm trọng khác. Phần lớn dân số thế giới đang sống với nguy cơ cao về mắc các bệnh lây truyền qua các các loài bọ hút máu. Xuất phát từ đó, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã từng mở chiến dịch tuyên truyền về nguy cơ lây nhiễm qua vật hút máu với khẩu hiệu thực tế mạnh mẽ “Một vết cắn nhỏ - Một mối nguy lớn. Trang thông tin Kinh doanh và công nghệ nổi tiếng Business Insider đã đưa ra 11 nguyên nhân giải thích lí do vì sao muỗi lại là loài sinh vật nguy hiểm nhất.
Sốt xuất huyết - 40% dân số thế giới đối diện thường xuyên với nguy cơ mắc bệnh
Theo ước tính, mỗi năm có từ 50 – 100 triệu người bị mắc chứng bệnh sốt xuất huyết.Đối với trẻ em, đặc biệt là đối tượng trẻ em tại một số khu vực Châu Á, Mỹ Latinh thì sốt xuất huyết được liệt vào nhóm nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Đây cũng là căn bệnh được đánh giá là có tốc độ lây lan rất nhanh và có thể bùng phát thành dịch trong một thời gian ngắn. Bệnh nặng có thể mang đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm như xuất huyết nặng gây chảy máu, suy tạng…
Mặt khác, mức độ nguy hiểm của bệnh nằm ở chỗ, mặc dù vacxin ngừa bệnh sốt xuất huyết đã được nghiên cứu và thử nghiệm tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, tuy nhiên chưa cho hiệu quả hoàn toàn 100%. Ngoài ra, các phương pháp điều trị hiện tại chỉ là cố gắng giúp bệnh nhân bù nước và các chất điện giải để chống chịu và phó mặc hoàn toàn cho sức đề kháng miễn dịch của cơ thể.
Muỗi – Vật chủ lây lan bệnh sốt vàng da
Sốt vàng da là một dạng của bệnh sốt xuất huyết với mức độ lây nhiễm lên tới 200.000 ca mỗi năm, trong số đó 30.000 ca tử vong. Có tới 15% tổng số ca mắc bệnh có thể gặp phải những biến chứng độc hại như xuất huyết trong, suy tạngKhông có phương pháp điều trị đặc trị mà hầu như sau một thời gian bệnh nặng, bệnh nhân sẽ tự phục hồi.
Mỗi năm có khoảng 200.000 người lây nhiễm bệnh sốt vàng da - và 30.000 tử vong. Đó là một dạng bệnh sốt xuất huyết không có biện pháp điều trị. Sau một thời gian bệnh nặng, hầu hết bệnh nhân hồi phục, nhưng khoảng 15% bị biến chứng độc hại, bắt đầu bị chảy máu trong và rối loạn các cơ quan nội tạng. Khoảng một nửa số bệnh nhân bị biến chứng tử vong. Từ năm 1980 tới nay, các ca bệnh sốt vàng da đã được cảnh báo là có nguy cơ tăng mạnh xuất phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như hệ miễn dịch con người suy giảm, biến đổi khí hậu, du lịch hàng không… và liên quan tới một giống muỗi có tên Aedesaegypti. Mặc dù đã có vacxin phòng bệnh hữu hiệu tuy nhiên yếu tố phòng ngừa vẫn được đặt lên hàng đầu.
Muỗi gây ra bệnh sốt chikungunya
Muỗi mang trong mình chủng virut chikungunya, khi đốt sẽ xâm nhập vào máu người và gây lên căn bệnh sốt chikungunya. Bênh xuất hiện từ rất lâu tuy nhiên chỉ mới xuất hiện ở Châu Mĩ lần đầu tiên vào khoảng cuối năm 2013. Người mắc bệnh sẽ phải hứng chịu những cón đau khớp nặng, kéo dài nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng và nhiều năm.
Nguy hiểm ở chỗ con người có rất ít khả năng miễn dịch tự nhiên đối với bệnh chikunya, do đó muỗi có thể lây lan virut gây bệnh rất nhanh chóng trên diện rộng. Đặc biệt, một số loài muỗi vốn không có khả năng lây lan virut chikungunya nhưng có khả năng biến đổi để truyền bệnh.
Muỗi có khả năng truyền và bùng phát thành dịch bệnh
Các bệnh do muỗi truyền nhiễm có khả năng lây chéo hoặc lây trực tiếp. Với sự phát triển của thương mại vận tải nhất là du lịch đường hàng không, một người mắc phải bệnh do muỗi lây truyền có thể nhanh chóng mang nó đến quốc gia khác, mặc dù chưa có những triệu chứng phát bệnh nhưng có khả năng gây ra dịch bệnh bùng phát nếu họ bị một con muỗi khác tấn công hút máu.
Muỗi là nguyên nhân khiến con người mắc các căn bệnh gia cầm
Virut West Nile thông thường chỉ có ở trong máu các loài chim, tuy nhiên con người cũng có thể mắc virut này xuất phát từ việc họ đã bị đốt bởi con muỗi trước đó đã từng chích máu con chim mang bệnh. 20% số người nhiễm virut West Nile gặp phải các triệu chứng như sốt kèm theo nhức đầu, đau nhức cơ thể, đau khớp, buồn nôn, tiêu chảy hay phát ban… Bệnh nặng có thể tiến triển nặng hơn thành viêm não West Nile hay viêm màng não West Nile và hoàn toàn có thể gây tử vong. Loài ngựa cũng có khả năng bị lây nhiễm virut này tuy nhiên trong khi có vacxin chủng ngừa cho loài ngựa nhưng lại chưa hề có vacxin dành cho con người.
Muỗi cũng kén chọn và có “khẩu vị” riêng?
Do tập tính sinh sống và kiếm ăn của muỗi, thông thường muỗi định vị vật chủ hút máu dựa trên một số yếu tố như khi CO2, mùi mồ hôi,…Tuy nhiên có một thực tế là, có rất nhiều ngườithực sự là nam châm hút muỗi.Ở những người này, cơ thể tỏa ra những mùi khiến họ đặc biệt trở thành món đặc biệt hấp dẫn các loài muỗi nói riêng và động vật hút máu nói chung.
Muỗi lây lan cơn sốt Rift Valley, có thể gây mù mắt
Bệnh sốt Rift Valley xuất phát chủ yếu và ảnh hưởng đến động vật, nhưng con người cũng có thể bị nhiễm căn bệnh mày với những triệu chứng như bị cúm, sau đó một số xuất hiện triệu chứng bị cứng cơ cổ và trở nên mẫn cảm với ánh sang. Khoảng 2% trong số đó có nguy cơ mắc các tổn thương liên quan tới mắt và có thể bị mù, một số những ca mắc bệnh khác có thể đối mặt với nguy cơ bệnh tiến triển thành một dạng của bệnh não có thể gây ra tử vong hoặc sốt xuất huyết. Nguyên nhân chính được cho là xuất phát bởi vật trung gian truyền nhiễm là loài muỗi. Bệnh sốt Rift Valley chủ yếu ảnh hưởng trên động vật, và trong những trường hợp bùng phát thành dịch, nó có thể khiến cho ngành nông nghiệp và nền kinh tế lao đao.
Muỗi có thể khiến người bệnh tàn tật vĩnh viễn
Hơn 120 triệu ca nhiễm bệnh giun chỉ bạch huyết – nguyên nhân hàng đầu của các thương tật vĩnh viễn trên cơ thể, trong số đó, có tới một phần ba đang phải đối diện với việc đang ngày đêm bị biến dạng và mất năng lực. Muỗi là vật trung gian lây lan kí sinh trùng giữa con người, kí sinh trùng gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể khỏe mạnh sẽ di chuyển vào hệ thống bạch huyết, sinh sôi nảy nở trong khoảng thời gian 6 – 8 năm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng và làm hỏng hệ thống miễn dịch, cơ quan thận, gây sưng đau các cơ ở tay, chân và bộ phận sinh dục.
Muỗi truyền các bệnh là nguyên nhân tử vong hàng đầu cho trẻ em
Nhiều bậc cha mẹ, chỉ cho con em đi tiêm phòng các mũi trong chương trình tiêm chủng toàn quốc mà lơ là việc tiêm cho con em mình những mũi tiêm mở rộng trong đó có vacxin phòng ngừa Viêm não Nhật Bản. Mặt dù không trực tiếp lây lan giữa người với người nhưng bệnh viêm não Nhật Bản có khả năng lây từ động vật sang người do muỗi và gây ra khoảng 10.000 ca tử vong mỗi năm, đối tượng chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi.
Muỗi lây lan bệnh sốt rét khiến hàng trăm ngàn người tử vong mỗi năm
Loài muỗi cái có tên anopheles là nguyên nhân gây ra căn bệnh sốt rét với các triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh và các triệu chứng như bị cúm nặng, có thể tử vong nếu không được điều trị. Trước đây, tỉ lệ tử vong do sốt rét là rất cao do chưa có biện pháp đặc trị, gần đây tỉ lệ này tuy giảm mạnh tới 42% nhưng hàng năm ước tính vẫn có 207 triệu ca mắc bệnh.
Muỗi rất khó tiêu diệt hoàn toàn
Loài muỗi thuộc lớp côn trùng có cánh và đã xuất hiện trên trái đất từ hàng trăm triệu năm về trước. Chúng tồn tại cho tới ngày nay một phần do bởi tập tính sinh sản rất nhanh chóng và chúng có khả năng biến đổi phù hợp với điều kiện môi trường. Rất khó để tiêu diệt muỗi một cách hoàn toàn. Đối với các biện pháp tiêu diệt muỗi như dùng hóa chất diệt muỗi cũng có thể gây ra tình trạng kháng thuốc. Sử dụng các dụng cụ bắt muỗi như đèn bắt muỗi, vợt muỗi điện là biện pháp tiêu diệt muỗi dựa trên nguyên tắc phá vỡ vòng tròn sinh trưởng của muỗi, tiêu diệt cá thể muỗi ở giai đoạn muỗi đã nở và muỗi trưởng thành. Đặc biệt, trên thị trường hiện nay có rất nhiều những sản phẩm đèn bắt muỗi thông minh ứng dụng công nghệ hiện đại, sử dụng ánh sáng tia UV để thu hút và diệt muỗi. Đây là biện pháp được đánh giá là an toàn và cho hiệu quả cao hơn so với các biện pháp tiêu diệt muỗi truyền thống.